Tìm hiểu

 [tintuc]

Cách dùng tinh dầu tràm cho trẻ



Mến chào quý anh chị, bài viết ngắn này mình xin chia sẻ một vài cách dùng tinh dầu tràm cho trẻ mà nhiều người có kinh nghiệm truyền lại, quý anh chịcó thể tham khảo và áp dụng đúng cách để mang lại hiệu quả cao.

1) Tắm cho Trẻ sơ sinh: Đổ 1 lượng tràm mà bạn thấy phù hợp vào thau tắm đã có nước đủ ấm.Sau khi tắm xoa một ít dầu vào lưng để giữ ấm cho bé, đồng thời để bé cảm thấy thoải mái, thư giãn.

2) Sổ mũi, cảm: Thoa dầu nhìu nhìu vào lòng bàn tay, bàn chân, lưng, xung quanh nơi bé ngủ như Nôi, Mùng…

3) Trị ho: Xoa dầu sau lưng và trước ngực cho bé như Massage.

4) Trị kiến, muỗi cắn: Bôi ngay chỗ bị cắn của bé một vài lần là hết sưng tấy và đau ngứa, ngay cả bản thân mình cũng đã dùng và kết quả thật tuyệt vời.

5) Trị đau bụng, đầy hơi: Xoa quanh vùng rốn của bé theo chiều kim đồng hồ nhẹ nhàng.

Cách dùng tinh dầu tràm cho trẻ

[/tintuc]

[tintuc]

Hình thái

Cây gỗ nhỏ hay trung bình, thường xanh, cao 10-15m (đôi khi tới 20-25m), và đường kính có thể đạt 50-60cm. Đôi khi là cây bụi, cao 0,5-2m, nếu mọc ở vùng đồi cằn cỗi Thân thường không thẳng; vỏ ngoài mỏng, xốp, màu trắng xám, thường bong thành nhiều lớp. Hệ rễ phát triển mạnh. Lá đơn, mọc so le; phiến lá hình mác hay hình trái xoan hẹp, thường không cân đối, kích thước 4-8(-10)x1-2,0(¬2,5)cm; đầu nhọn hoặc tù, gốc tròn hoặc hơi hình nêm; dày; lúc non có lông mềm màu trắng bạc, sau nhẵn, màu xanh lục; gân chính 5 (đôi khi 6), hình cung; cuống lá ngắn, có lông.

lá và hoa cây tràm gió


Cụm hoa bông mọc ở đầu cành hay nách lá. Hoa nhỏ, màu trắng, trắng xanh nhạt, trắng vàng nhạt hoặc trắng kem; đài hợp ở gốc thành ống hình trụ hay hình trứng, 5 thuỳđài rất ngắn; cánh tràng 5, có móng rất ngắn (các thuỳđài và cánh tràng đều sớm rụng); nhị nhiều, hợp thành 5 bó, xếp đối diện với thuỳđài; đĩa mật chia thuỳ, có lông mềm; bầu ẩn trong ống đài, 3 ô.

cụm quả hạt cây tràm gió
Quả nang gần hình chén hoặc hình bán cầu hoặc hình cầu, kích thước 3¬3,5×3,5-4mm, khi chín nứt thành 3 mảnh. Hạt hình nêm hoặc hình trứng. Sau khi hoa nở, tạo quả; trục cụm hoa tiếp tục sinh trưởng, phát triển tạo thành từng đoạn mang hoa quả và mang lá xen kẽ nhau.

Các thông tin khác về thực vật.

Tràm (Melaleuca cajuputi) là một trong 10 loài thuộc chi Tràm (Melaleuca L.) có hình thái gần giống với loài M. leucadendra (L.) L. Nên trước đây, một số tác giảđã có sự nhầm lẫn và xác định tên khoa học của loài tràm phân bốở nước ta là Melaleuca leucadendra L.

M. leucadendra L. (đôi khi còn được viết dưới tên M. leucadendron L.) là loài tràm chỉ phân bố tự nhiên ở Moluccas (Indonesia), Papua New Guinea và Australia. M. leucadendra là loài tràm có lá hẹp, trong tinh dầu chứa chủ yếu là methyl eugenol (80-97%), còn cineol không đáng kể (dưới 1%). Tinh dầu của loài tràm (M. cajuputi) lại chứa chủ yếu là 1,8-cineol (30-70%).

Tràm (M. cajuputi) là một loài duy nhất trong chi Tràm (Melaleuca) phân bố tự nhiên ở phía tây tuyến Wallace (Wallace’s Line), từ Australia đến Đông Nam Á và có khuynh hướng mở rộng vùng phân bố. Đấy là một loài có nguồn gen rất đa dạng. Căn cứ vào các đặc điểm hình thái, sinh thái, thành phần hoá học của tinh dầu và địa lý phân bố, Barlow (1997) đã cho rằng loài tràm (M. cajuputi) có 3 phân loài (subspecies) dưới đây: 

* subsp. cajuputi phân bố ở các đảo Baru, Ceram, quần đảo Tanimbar (Indonesia), đảo Timor và các khu vực miền Bắc, miền Tây Territory (Australia). Đây là nguồn cung cấp tinh dầu cajuput oil chủ yếu. Hiện đã được đưa vào trồng trọt trên những diện tích lớn và nhiều giống có chất lượng cao đã được chọn lọc.

* subsp. cumingiana (Turcz.) Barlow. là phân loài phân bố ở Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Malaysia và Indonesia. Đây cũng là phân loài đã được đưa vào trồng trọt để lấy tinh dầu ở nhiều nước Đông Nam Á.

* subsp. platyphylla Barlow. – Phân loài này chỉ phân bốở miền Nam Indonesia và vùng Queenslan (Australia).

rừng tràm gió


Ở nước ta, hiện có 2 dạng:

• Tràm đồi (còn gọi là ‘’tràm gió’’) – cây bụi nhỏ, cao 0,5-2,5(-7)m, phân bố chủ yếu ở các đồi núi thấp, vùng nội địa hay ven biển, trên các loại đất đai cằn cỗi. Hàm lượng tinh dầu trong lá cao, đạt (0,3-)0,5-0,8(-1,2)% và hàm lượng cineol trong tinh dầu cũng cao (45-60%).

• Tràm cừ – cây gỗ, cao 10-20m, mọc trên đất phèn ngập nước, chủ yếu ở vùng Đồng Tháp Mười, bao gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Hàm lượng tinh dầu trong lá thấp hơn, thường khoảng (0,2-)0,3-0,4(-0,7)% và hàm lượng cineol trong tinh dầu cũng thấp (1,5-9,5%).

Phân bố

Việt Nam:

Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

Thế giới:

Tràm (M. cajuputi) là loài có vùng phân bố rộng, còn gặp ở miền Nam Trung Quốc (Hồng Kông, Hải Nam), Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Tây Nam Papua New Guinea đến miền Bắc Australia. Còn gặp ở Ghinea và Brazil.

Đặc điểm sinh học

Tràm (M. cajuputi) có biên độ sinh thái rộng. Song rừng tràm nguyên sinh thường phân bố trên các bãi cửa sông, các bãi lầy ven biển trong vùng nhiệt đới nóng, ẩm. Tràm sinh trưởng tốt ở những khu vực có nhiệt độ trung bình tối đa khoảng 31-330C và trung bình tối thấp khoảng 17-220C. Tràm không chịu được băng giá. Các khu vực tràm phân bố tập trung thường có lượng mưa trung bình năm 1.300-1.700mm và có gió mùa điển hình. Ở nước ta, “tràm đồi” thường mọc trong các thảm cây bụi ưa sáng, trên các đồi đất thấp, đất feralit, đất cát, đất pha cát, đất lầy phèn mặn, đất khô hạn hay ngập nước theo mùa, đất chua (pH 3,7-5,5) và nghèo dinh dưỡng. Dạng “tràm cứ” mọc trên các khu vực đất phèn ngập nước theo mùa hay thường xuyên thuộc vùng Đồng Tháp Mười, nhưở các tỉnh Long An, An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Kiên Giang. Tại khu vực này, đất thường có thành phần cơ giới nặng, rất chua (pH 3-3,5), giàu mùn hoặc tích tụ thành lớp than bùn dày 0,3-1,0m.

Tràm là cây lâu năm, ưa sáng và có bộ tán thưa. Trong tự nhiên, tràm phát tán, tái sinh từ hạt, từ gốc hoặc từ rễ. Tràm cừ có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, có thể đạt tới 2,3m/năm theo chiều cao và 7cm/năm theo đường kính thân. Với điều kiện nước ta, cây thường bắt đầu ra hoa ở giai đoạn 2-3 tuổi. Hoa thụ phấn chéo nhờ côn trùng là chủ yếu. Tại các tỉnh miền Trung, tràm thường ra hoa vào tháng 10-12 và quả chín vào các tháng 1-3 năm sau.

Công dụng

Thành phần hoá học:

Lá tươi của dạng “tràm đồi” thường chứa (0,3-)0,5-0,8(-1,2)% tinh dầu, trong đó 1,8-cineol là thành phần chính (chiếm 46,0-72%). Các hợp chất khác có hàm lượng đáng kể gồm α¬terpineol (14,03-15,31%) limonen (3,69-3,98%), linalool (2,84-4,17%), α-pinen (0,90-1,24%) và ρ-cymen (0,90%)…

Hàm lượng tinh dầu trong lá (tươi) ở dạng “tràm cừ” thấp hơn, thường trong khoảng (0,20)0,3-0,5(-0,7)%. Và hàm lượng 1,8-cineol trong tinh dầu cũng thấp (1,43-9,49%), các thành phần còn lại gồm α-pinen (13,82-14,5%), ρ-cymen (8,98-9,59%), limonen (1,7%), α¬terpinen (1,78-1,80%) và linalool (0,44-0,50%)…

Công dụng:

Lá tràm có tác dụng kháng khuẩn, giải cảm và giảm đau, nên được dùng để điều trị các vết thương, vết bỏng, cảm lạnh, cúm và kích thích tiêu hoá trong y học dân tộc. Lá tràm phơi khô được nhân dân ở một số địa phương nấu nước uống thay chè.

Tinh dầu tràm được dùng xoa bóp ngoài chữa đau khớp, chân tay nhức mỏi, cảm mạo… Tinh dầu tràm đã được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các loại cao xoa “Thiên hương”, dầu “Nhật lệ”, “Dầu gió”… Những năm qua ngành Dược Quảng Bình dùng tinh dầu tràm điều chế viên nang mềm “eucaseptyl”, dịch “tusinol” làm thuốc sát trùng đường hô hấp, giảm ho, long đờm, thông thoáng mũi, họng…

Gỗ dùng trong xây dựng, trụ mỏ, nguyên liệu giấy sợi và đóng đồ gia dụng.

[/tintuc]


[tintuc]
lò dầu tràm long vương



Cuối năm, trời se lạnh, mưa nhì nhằng làm cho vài ngày hửng nắng của tháng chạp trở nên xa ngái, đâu đó, không khí mùa Đông ảm đạm phủ xuống mặt đất. Cái ảm đạm càng trở nên thê thiết khi băng xe trên quốc lộ 1 A, đoạn qua huyện Phú Lộc, Huế. Mùi dầu tràm và khói lá từ các lò dầu tràm hai bên đường đôi khi làm ấm lên đôi chút nhưng cũng cái ấm trong chốc lát đó lại làm cho cái lạnh càng thêm thấm vào thịt da, nhất là khi nghe những người nấu dầu tràm kể về đời sống và nỗi thao thức với nghề của họ.

Những cái Tết ấm hương tràm

O Lộc (tức cô Lộc), sống ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ: “Khó lắm, nấu một lít dầu là tốn cả tạ lá tràm lận. Lá thiên nhiên, trên rừng, trên núi và trong các trũng đất. Mình phải mua lá, rồi tự hái lá nữa mới đủ nấu và kiếm lãi được. Mỗi ngày hai vợ chồng kiếm cũng được ba trăm ngàn đồng. Ngày nào người ta mua nhiều thì được năm bảy trăm ngàn hoặc một triệu đồng. Nhưng những ngày khác thì lại không có khách. Nói chung là chia trung bình thì mỗi ngày kiếm được một trăm rưỡi ngàn đồng..”

Cũng theo o Lộc, nghề nấu dầu tràm ở huyện Phú Lộc có từ rất lâu đời, từ thời vua chúa để lại. Thuở bấy giờ, dầu tràm là thứ dược liệu xức ngoài da duy nhất mà người Việt có được để tiến vua trong những dịp đầu mùa Đông, khi cái lạnh đến. Và vị tổ của nghề dầu tràm không phải là người Đàng Trong và nghề của họ lúc đó là nghề nấu tinh dầu sả. Nhưng họ theo chúa Nguyễn Hoàng trôi dạt vào Thuận Hóa và sau nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu cây cỏ ở đây, họ phát hiện cây tràm có hàm lượng dầu rất cao, tính năng thần dược. Nghề nấu dầu tràm bắt đầu từ đây.

O Lộc giải thích thêm rằng khi nói về tổ nghề mà không xưng bằng Ông hay Bà là có lý do riêng. Bởi những vị tổ của nghề nấu dầu tràm là một nhóm thợ nấu tinh dầu sả phía Bắc. Lúc đó, tinh dầu sả là thứ dược liệu xức ngoài da và dùng như nước hoa bây giờ của giới quí tộc phong kiến. Sau này, khi vào miền Trung, họ không muốn nấu dầu sả nữa vì muốn tìm ra một loại dầu mang đặc trưng của Đàng Trong, họ đã nghiên cứu, nấu ra dầu tràm. Và nếu nấu một cách nghiêm túc, không gian dối thì có thể nói dầu tràm là loại dược liệu xức ngoài da tốt số một. Hiếm có loại dầu nào khá hơn.

Chính vì tính năng thần dược của dầu tràm mà người ta dùng nó cho các sản phụ, trẻ sơ sinh như một thứ biệt dược dành cho người có làn da non nớt, mẫn cảm. Và với người lớn, đàn ông, dầu tràm là một thứ biệt dược có thể làm giảm mọi cơn đau, từ trặc cơ cho đến đau bụng, thậm chí dầu tràm có thể đánh tan những khối hạch lâu năm, thành u thành cục dưới da.

O Lộc khẳng định lại thêm là dầu tràm có công dụng rất mạnh nhưng lại không làm tổn thương da em bé hay da mẫn cảm. Nhưng đó là dầu tràm thật. Hiện tại, dầu tràm giả chiếm trên 90% thị trường. Bởi dầu tràm thật vô cùng hiếm. Muốn có một mẻ dầu tràm, đầu tiên phải hái cho được lá tràm núi. Lá tràm núi rất dài, lá nhỏ bằng một phần ba, một phần tư lá tràm hoa vàng người ta thường trồng lấy gỗ và cây tràm này chỉ mọc trên các đỉnh núi ở dãy Bạch Mã, dường như không có ở nơi khác.

Chính vì sự quí hiếm của cây tràm núi, tràm dầu này mà chỉ có xứ Huế mới có được loại dầu tràm với tính năng chữa trị thần diệu của nó. Và mỗi lít dầu tràm chính hiệu, theo o Lộc, nếu tính luôn công đi hái lá, nấu dầu thì có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Bởi mỗi ký lá tràm tươi mua của người đi rừng đã lên đến một trăm rưỡi ngàn đồng. Chính vì nó quá hiếm nên người nấu dầu tự đi hái lá và bỏ công làm lãi.

Thường thì một lít dầu tràm núi thứ thiệt có giá dao động từ một triệu hai trăm ngàn đồng đến một triệu bốn trăm ngàn đồng nếu như chủ lò tự đi rừng hái lá về nấu. Và dầu tràm thật rất dễ nhận biết vì nó trong suốt không màu, có mùi thơm hơi hắc khi thoa lên da nhưng vài phút sau thì không còn hắc mà chỉ nghe thoang thoảng một làn hương rất nhẹ. Đặc biệt, nếu bị đau cơ hay kiến cắn, muỗi đốt, là dầu thật, thoa vào chừng ba phút sau thì vết cắn tự tan, không thấy dấu, cơn đau tự chấm dứt.

mua dầu tràm ở Huê uy tín


Nhưng cũng theo o Lộc, hiện tại, loại dầu tràm thật vô cùng hiếm. Điều này làm cho đời sống của người nấu dầu tràm trở nên khó khăn, đảo lộn mọi thứ.

Lộng giả thành chân

Chị Thanh, một kĩ sư nông lâm chuyên nghiên cứu về cây tràm và cũng là đại lý dầu tràm bỏ mối cho cả nước, chia sẻ: “Người sẽ pha hóa chất bằng dầu thông đó… Dầu thông nó độc lắm, tràm giờ hiếm lắm mua không ra. Nếu dầu tràm đặc thì nó có màu xanh trong. Hiện tại bây giờ dầu giả quá nhiều”.

Chị Thanh cho biết thêm là hiện nay rất khó để tìm ra một chai dầu tràm thật. Bởi hầu hết dầu tràm đều được nấu bằng lá của cây keo lá tràm, tức tràm hoa vàng, một loại cây người ta trồng để phù xanh đất trống đồi trọc và lấy gỗ sản xuất giấy. Riêng cây tràm, rất hiếm để hái lá bởi nó chỉ còn trên các ngọn núi cao trên dãy núi Bạch Mã và mọc rải rác ở một số đồi cát gần phá Tam Giang nhưng nó lại mọc chen, giấu mình trong các bụi rậm, khó mà tìm thấy.

Trong thời gian ba năm trở lại đây, loại dầu tràm có màu vàng đục như nước trà xuất hiện khắp thành phố Huế và đến thời điểm hiện tại, có hơn ba trăm lò nấu dầu tràm xuất hiện khắp tỉnh Thừa Thiên Huế. Và những chai dầu tràm mà theo chị Thanh là nó có nguồn gốc từ nước lã pha hương tràm được chuyển từ Lào sang cửa khẩu Lao Bảo do những người Trung Quốc sản xuất đã tràn lan trên đất Huế.

Chị Thanh nói rằng giờ đụng thứ gì vẫn thấy bóng dáng Trung Quốc, nhiều khi chị không muốn nghĩ tới nhưng hễ sáng ra, mở mắt, mang dầu lên bến xe để chuyển đến các đại lý thì chị cảm thấy buồn rầu một cách lạ lùng khi nhìn những chai nước pha hương tràm vàng vọt nằm vắt vẻo trên các kệ dầu của người Huế. Điều này luôn cho chị một cảm giác bất an, khó tả.

Hiện tại, dầu tràm nhà chị Thanh có hai loại, một loại nấu từ tràm hoa vàng có giá bán sáu trăm ngàn đồng một lít, dầu tràm núi bán với giá hai triệu đồng một lít. Nhưng điều đáng ngại nhất là loại dầu giả do Trung Quốc sản xuất được hét với giá năm trăm ngàn đồng một lít và nếu khách trả chác thì họ có thể bán với giá một trăm ngàn đồng một lít mà vẫn có lãi.

Loại dầu giả này không những không có tác dụng chống gió độc, giảm cơn đau và sát trùng như dầu thật mà còn gây nguy hiểm nếu như sản phụ dùng dầu này sẽ dẫn đến đau lưng kinh niên vì hàm lượng độc tố của nó thấm qua da. Rất tiếc là hiện nay nó đã tràn lan trên thị trường.

Mức độ tràn lan của dầu tràm giả mạnh đến độ người ta tin dầu thật phải có màu vàng đục và phải có mùi thơm như dầu giả. Và người nấu dầu tràm nếu không bán loại dầu giả này thì không tài nào trụ nổi bởi không phải ai cũng sẵn sàng bỏ tiền ra mua dầu tràm với giá tiền triệu trong khi đó có một loại dầu rất thơm mà chỉ mua với giá hai chục ngàn đồng trên một chai loại đựng rượu Wall street.

Năm hết Tết tới, cái lạnh se se của xứ Huế pha với mùi khói lá tràm và mùi dầu trong câu chuyện thăng trầm của nghề dầu tràm cũng như mối nguy đang tiềm ẩn trong chai dầu tràm giả… Càng làm cho buổi chiều cuối năm trở nên thê thiết, chơi vơi!

Theo Đài Châu Á Tự Do (rfa.org)

[/tintuc]



[tintuc]


Tùy thuộc từng loại nguyên liệu và trạng thái của tinh dầu trong nguyên liệu (tự do hoặc kết hợp) mà người ta dùng các phương pháp khác nhau để tách chúng.
Các phương pháp tách tinh dầu cần phải đạt được những yêu cầu cơ bản như sau:
* Giữ cho tinh dầu thu được có mùi vị tự nhiên ban đầu.
* Qui trình chế biến phải phù hợp, thuận lợi và nhanh chóng.
* Phải tách được triệt để tinh dầu trong nguyên liệu, tổn thất tinh dầu trong quá trình chế biến và hàm lượng tinh dầu trong nguyên liệu sau khi chế biến (bã) càng thấp càng tốt.
* Chi phí đầu tư vào sản xuất là ít nhất.

Dựa vào các yêu cầu đã nêu trên, người ta thường dùng những phương pháp khai thác tinh dầu sau:
* Phương pháp hóa lý: chưng cất và trích ly ( trích ly có thể dùng dung môi bay hơi hoặc dung môi không bay hơi)
* Phương pháp cơ học: dùng các quá trình cơ học để khai thác tinh dầu như ép, bào nạo.
* Phương pháp kết hợp: khai thác tinh dầu bằng cách kết hợp giữa quá trình hóa lý và quá trình cơ học, hoặc sinh hóa (lên men) và cơ học, hoặc sinh hóa và hóa lý. Ví dụ, trong quả vani, tinh dầu ở dạng liên kết glucozit nên dùng enzym để thủy phân, phá hủy liên kết này rồi sau đó dùng phương pháp chưng cất (hóa lý) để lấy tinh dầu.

Tách tinh dầu bằng phương pháp chưng cất (hóa lý):


a. Những hiểu biết cơ bản về quá trình chưng cất tinh dầu:
Tinh dầu là một hỗn hợp gồm nhiều cấu tử tan lẫn vào nhau. Trong quá trình chưng cất, cùng với sự thay đổi thành phần của hỗn hợp lỏng có thể làm thay đổi thành phần của hỗn hợp hơi. Trong điều kiện áp suất không đổi, dung dịch lỏng mà ta thu được bằng cách ngưng tụ hỗn hợp hơi bay ra sẽ có thành phần cấu tử dễ bay hơi cao hơn so với chất lỏng ban đầu, nếu tiếp tục chưng cất thì càng ngày thành phần dễ bay hơi trong chất lỏng ban đầu càng ít và trong chất lỏng sau ngưng tụ càng nhiều. Nếu ngưng tụ theo thời gian thì ta có thể thay đổi thành phần của tinh dầu sau ngưng tụ so với thành phần của tinh dầu có trong nguyên liệu. Việc làm này nhằm mục đích nâng cao chất lượng tinh dầu. Ví dụ, yêu cầu của tinh dầu sả là hàm ượng xitronenlal phải >35% nhưng tinh dầu của ta thường chỉ đạt 32 %, do đó có thể dùng phương pháp chưng cất ngưng tụ theo thời gian để nâng cao hàm lượng xitronenlal trong tinh dầu sả.

b. Các dạng chưng cất tinh dầu: Có 3 dạng chưng cất tinh dầu như sau:
* Chưng cất với nước: Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị. Khi đun sôi, hơi nước bay ra sẽ cuốn theo tinh dầu, ngưng tụ hơi bay ra sẽ thu được hỗn hợp gồm nước
và tinh dầu, hai thành phần này không tan vào nhau nên dễ dàng tách ra khỏi nhau. Phương pháp này đơn giản, thiết bị rẻ tiền và dễ chế tạo, phù hợp với những cơ sở sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít. Tuy nhiên, phương pháp này còn một vài nhược điểm như hiệu suất thấp, chất lượng tinh dầu không cao do nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với thiết bị nên dễ bị cháy khét, khó điều chỉnh các thông số kỹ thuật như tốc độ và nhiệt độ chưng cất.
* Chưng cất bằng hơi nước không có nồi hơi riêng: Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị nhưng cách nhau bởi một vỉ nồi. Khi đun sôi, hơi nước bốc lên qua khối nguyên liệu kéo theo tinh dầu và đi ra thiết bị ngưng tụ. Để nguyên liệu khỏi rơi vào phần có nước ta có thể lót trên vỉ 1 hay nhiều lớp bao tải tùy theo từng loại nguyên liệu. Phương pháp nay phù hợp với những cơ sở sản xuất có qui mô trung bình.
So với phương pháp trên, phương pháp này có ưu điểm hơn, nguyên liệu ít bị cháy khét vì không tiếp xúc trực tiếp với đáy thiết bị, các nhược điểm khác vẫn chưa khắc phục được. Phương pháp này thích hợp cho những loại nguyên liệu không chịu được nhiệt độ cao.

Lò chưng cất tinh dầu tràm bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước

* Chưng cất bằng hơi nước có nồi hơi riêng: Phương pháp này phù hợp với những cơ sở sản xuất lớn, hơi nước được tạo ra từ một nồi hơi riêng và được dẫn vào các thiết bị chưng cất. Phương pháp này cùng một lúc có thể phục vụ được cho nhiều thiết bị chưng cất, điều kiện làm việc của công nhân nhẹ nhàng hơn, dễ cơ khí hóa và tự động hóa các công đoạn sản xuất, khống chế tốt hơn các thông số công nghệ, rút ngắn được thời gian sản xuất. Ngoài ra, phương pháp này đã khắc phục được tình trạng nguyên liệu bị khê, khét và nếu theo yêu cầu của công nghệ thì có thể dùng hơi quá nhiệt, hơi có áp suất cao để chưng cất. Tuy nhiên, đối với một số tinh dầu trong điều kiện chưng cất ở nhiệt độ và áp suất cao sẽ bị phân hủy làm giảm chất lượng. Hơn nữa, các thiết bị sử dụng trong phương pháp này khá phức tạp và đắt tiền.
c. Những ưu nhược điểm chung của phương pháp chưng cất:
* Ưu điểm:

– Thiết bị khá gọn gàng, dễ chế tạo, qui trình sản xuất đơn giản,
– Trong quá trình chưng cất, có thể phân chia các cấu tử trong hỗn hợp bằng cách ngưng tụ từng phần theo thời gian,
– Thời gian chưng cất tương đối nhanh, nếu thực hiện gián đoạn chỉ cần 5-10 giờ, nếu liên tục thì 30 phút đến 1 giờ.
– Có thể tiến hành chưng cất với các cấu tử tinh dầu chịu được nhiệt độ cao.
* Nhược điểm:
– Không áp dụng phương pháp chưng cất vào những nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu thấp vì thời gian chưng cất sẽ kéo dài, tốn rất nhiều hơi và nước ngưng tụ,
– Tinh dầu thu được có thể bị giảm chất lượng nếu có chứa các cấu tử dễ bị thủy phân.
– Không có khả năng tách các thành phần khó bay hơi hoặc không bay hơi trong thành phần của nguyên liệu ban đầu mà những thành phần này rất cần thiết vì chúng có tính chất định hương rất cao như sáp, nhựa thơm…
– Hàm lương tinh dầu còn lại trong nưóc chưng (nước sau phân ly) tương đối lớn,
– Tiêu tốn một lượng nước khá lớn để làm nhưng tụ hỗn hợp hơi.

Theo ” Kỹ thuật sản xuất các sản phẩm nhiệt đới” của PGS.TS. Nguyễn Thọ

[/tintuc]




[tintuc]


lò chiết  xuất tinh dầu tràm nguyên chất
Lò chưng cất tinh dầu tràm Long Vương - hoạt động vào ban đêm


Kính thưa quý ông bà và anh chị. Qua quá trình làm nghề lâu năm, qua kinh nghiệm thực tế khi đi tìm hiểu tinh dầu tràm trên thị trường, chúng tôi rút ra được một số kinh nghiệm để nhận biết được đâu là dầu tràm nguyên chất đâu là dầu tràm pha. Giờ đây tổng hợp lại và mong muốn chia sẻ rộng rãi để quý ông bà và anh chị có thể chọn mua được thứ dầu tràm nguyên chất quý giá, sử dụng tốt mà không phải “tiền mất tật mang”, đảm bảo quyền lợi người sử dụng. Khi đi thực tế chúng tôi nhận thấy cơ man nào là dầu tràm loại I,loại II…, đủ các màu sắc, đậm, nhạt, người bán thì mời chào, thao thao giới thiệu về công dụng, cách dùng… có nơi thì bảo màu vàng đậm là tốt, có nơi thì bảo phải là màu xanh thì mới nguyên chất, ngoài ra là dầu tràm đã bị pha chế rồi, nếu một người không am hiểu họ sẽ lơ mơ và phân vân không biết thật giả như thế nào cả. Vậy, dầu tràm nguyên chất có các đặc tính vật lý như thế nào? Long Vương Green xin chia sẻ một số kinh nghiệm nhận biết như sau:

Tinh dầu tràm nguyên chất Long Vương
Tinh dầu tràm chuẩn Huế hiệu Long Vương


1. Tràm nguyên chất có màu vàng thật nhạt hơi ngã xanh,rất trong, nếu tràm vẩn đục tức là đã bị pha trộn rồi.

2. Tràm nguyên chất khi thoa lên da không có cảm giác bị nhờn rít… Độ thẩm thấu vào da nhanh, không gây khó chịu khi thoa vào mà ngược lại thật thoải mái, dể chịu.

3. Tràm nguyên chất thoa lên da em bé không bị mẩn đỏ như các trường hợp tràm pha trộn (Trường hợp này chính khách hàng đã tâm sự và cho tôi thấy tận mắt và tôi cũng nghe nhiều người nói vậy khi dùng dầu không rõ nguồn gốc).

4. Khi cầm chai tràm lắc, tràm nguyên chất sẽ không bị nổi bọt dù bạn có lắc mạnh, thời gian lắc có lâu bao nhiêu đi nữa cũng vậy.

5. Mùi tràm rất thơm, mới ra lò có thể hơi hắc nhưng để lâu thì mùi dịu lại, ĐẶC BIỆT ĐỂ CÀNG LÂU CÀNG THƠM, mùi thơm rất dễ chịu chứ không cay xộc thẳng vào mũi, mùi thơm này là yếu tố nhận biết dễ dàng khi bạn dùng đúng loại nguyên chất.

Mùi hương tràm thơm và khuếch tán nhanh, rộng trong không khí khi mở nắp chai.

Trên đây là cách nhận biết qua kinh nghiệm, qua các yếu tố màu sắc, mùi vị. Ngoài ra, mọi người có thể dựa vào các tiêu chuẩn cơ sở hay dựa vào dược điển của các bảng kiểm định chất lượng để có thể kiểm tra thêm thông tin nhé.


[/tintuc]

Long Vương Green
Hỗ trợ mua hàng
0326 868 248
-->